Khu kinh tế ngành công nghiệp công nghệ cao Liễu Châu

ngày:2014-09-26 15:36

Khu công nghệ cao Liễu Châu được Chính quyền nhân dân Khu tự trị phê duyệt thành lập vào tháng 9 năm 1992, tôn chỉ thành lập của khu công nghệ là: phát triển cơ sở của ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng công nghệ cao để cải tạo và nâng cấp khu mẫu của ngành công nghiệp truyền thống. Năm 1996 Khu công nghệ cao Liễu Châu thành lập Ban quan lý, kể từ năm 2005 Khu công nghệ cao Liễu Châu đã được xây dựng tại Quan Đường, năm 2008 được sáp nhập vào Khu mới Liễu Đông và vận hành theo mô hình "hai đơn vị khác nhau nhưng cùng một đội ngũ nhân viên làm việc". Năm 2010, được Quốc vụ viện phê duyệt trở thành khu kinh tế ngành công nghiệp công nghệ cao cấp nhà nước.

Tính đến hết cuối năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Khu công nghệ cao Liễu Châu đạt 93,3 tỷ NDT, đầu tư tài sản cố định đạt 15,3 tỷ NDT, doanh thu tài chính là 1,034 tỷ NDT. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao có 94 doanh nghiệp, chiếm 1/3 của Quảng Tây, tổng giá trị sản xuất của những doanh nghiệp công nghệ cao đạt gần 100 tỷ NDT, xếp hàng đầu Quảng Tây; năm 2010, doanh nghiệp ở khu công nghệ cao giành được 10 dự án khoa học công nghệ trọng đại cấp nhà nước với kinh phí 15,9 triệu NDT, đứng ở vị trí hàng đầu Quảng Tây; nửa đầu năm nay giành được 12 dự án cấp nhà nước với kinh phí 9,3 triệu NDT, chiếm 60% của Liễu Châu; Khu công nghệ cao Liễu Châu có công ty đầu tiên về đầu tư rủi ro khoa học công nghệ do Khu công nghệ cao thành lập, có doanh nghiệp đầu tiên mời viện sĩ vào làm việc của Quảng Tây. Đã chế tạo ra một loạt sản phẩm mới và kỹ thuật mới đứng hàng đầu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực ngành công nghiệp chủ yếu. Dự án "Kỹ thuật khai thác khoáng sàng kim loại không có phế liệu và không có độc" và dự án "Công nghệ mới luyện Inđi và khái thác sản phẩm công nghệ cao của Inđi" đã giành được giải nhì tiến bộ KHCN cấp nhà nước; hai dự án KHCN nằm trong chương trình hỗ trợ cấp nhà nước là vật liệu bia ITO tính năng cao và vật liệu bia pin mặt trời màng mỏng đã có bước đột phá, Công ty Tinh Liên đã xây dựng dây chuyền sản xuất; thiết bị truyền phát trên Internet và thiết bị kiểm nghiệm của Công ty Đạt Địch đã được Tổng bộ vũ trang Giải Phóng Quân thu mua để đảm bảo thông tin an toàn trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh; sản phẩm của Viện nghiên cứu máy công cụ điều khiển số đã được sử dụng vào công trình khám phá mặt trăng; xe tải nhỏ chạy bằng điện của Công ty Ô tô Wuling đã được cấp giấy phép sản xuất đầu tiên trong nước về xe tải năng lượng mới và nó đã lấp chỗ trống trong nước về sản phẩm xe tải nhỏ chạy bằng điện.

Khu vực trung tâm cũ của Khu công nghệ cao Liễu Châu đã trở thành trung tâm hành chính, tài chính, giáo dục, văn hóa của thành phố và đồng thời đây là khu vực thích hợp để ở với môi trường đẹp. Việc xây dựng mạng lưới đường xá và đường ống cấp thoát nước tại Đại lộ Liễu Đông, đoạn phía Tây của đường Đại Học, Đại lộ Sáng Nghiệp v.v... cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ của Học viện Lộc Sơn, Cơ sở giáo dục dạy nghề của Khu Quan Đường đã cơ bản được hoàn thành. Các dự án đồng bộ của "10 công trình lớn" đã và đang tích cực tiến triển.

Cùng với việc phát triển xây dựng của chợ ô tô thì sự phát triển ngành công nghiệp của Khu công nghệ cao Liễu Châu chủ yếu được định vị là bám sát chuỗi ngành ô tô để bố cục quy hoạch, xây dựng Chợ ô tô Quảng Tây (Liễu Châu) và Khu sáng tạo đặc biệt cấp nhà nước. Hiện nay, Khu công nghệ cao và chợ ô tô kết hợp với nhau sẽ hình thành ngành công nghiệp tập trung hóa, cao cấp hóa, sinh thái hóa, phẩm chất hóa, thông qua phát triển ngành công nghiệp mới mang tính chiến lược như năng lượng mới, vật liệu mới, sinh vật v.v.. để trở thành nguồn lực cho Quảng Tây kéo theo cơ sở sản xuất của ngành chế tạo tiên tiến trong Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-Asean, mở rộng sự ảnh hưởng của KHCN, kéo theo sự phát triển của công nghệ cao.